Chế tài xử phạt đối với hành vi mua bán trái phép chất ma tuý và vai trò của luật sư khi tham gia vụ án
1. Người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) sẽ bị xử lý với từng khung hình phạt tuỳ theo mức độ như sau:
- Khung 1: Phạt tù từ 2-7 năm
- Khung 2: Phạt tù từ 7-15 năm
- Khung 3: Phạt tù từ 15-20 năm
- Khung 4: Phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình
Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung:
Người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Vai trò của luật sư trong bào chữa tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy tùy vào từng giai đoạn trong quá trình tố tụng mà luật sư thể hiện những vai trò khác nhau, cụ thể:
1) Giai đoạn điều tra
Theo quy định tại (Điều 73 Bộ luật hình sự 2015), trong giai đoạn điều tra, luật sư có vai trò:
- Gặp, hỏi người bị buộc tội;
- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định pháp luật.
2) Giai đoạn truy tố
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, nếu phát hiện tình tiết chưa được làm rõ gây bất lợi cho bị can, bị cáo luật sư đề nghị Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra làm rõ
- Hướng dẫn người phạm tội tìm kiếm và xuất trình các tài liệu về nhân thân có lợi cho bị cán, bị cáo
- Đề nghị cơ quan điều tra áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
- Liên hệ với Viện kiểm sát để được đọc ghi chép hoặc sao chụp bản cáo trạng.
3) Giai đoạn xét xử
Bắt đầu phiên tòa: Luật sư có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa thay đổi cơ quan tiến hành tố tụng khi có căn cứ xác định trong số họ không trung thực, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án ảnh hưởng đến quyền lợi của thân chủ.
Tại phiên tòa, luật sư có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét.
4) Quá trình tranh tụng ở tòa:
Luật sư trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp với Kiểm sát viên về những nội dung tranh luận.