Hướng dẫn thủ tục mở lớp dạy thêm tại nhà, dịch vụ dạy kèm (gia sư) mới nhất theo thông tư 29/2024.

Hướng dẫn thủ tục mở lớp dạy thêm tại nhà, dịch vụ dạy kèm (gia sư) mới nhất theo thông tư 29/2024.

1. Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, cá nhân/tổ chức tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo điều kiện và thực hiện:

- Đăng ký kinh doanh theo quy định.

- Công khai thông tin về môn học, thời gian, địa điểm, danh sách giáo viên, học phí.

- Giáo viên dạy thêm phải có đạo đức, năng lực chuyên môn phù hợp.

- Giáo viên đang giảng dạy trong trường phải báo cáo với Hiệu trưởng.

2. Như đã nêu tại mục 1, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc đăng ký kinh doanh dạy thêm có thể thực hiện đăng ký theo một trong các loại hình kinh doanh sau: Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

3. Về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

(Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT)

(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

(3) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

(4) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

4. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Bước 3: Cơ quan đăng ký xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong 03 ngày làm việc hoặc thông báo bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Nếu không nhận được phản hồi trong 03 ngày, người đăng ký có quyền khiếu nại.

1. Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, cá nhân/tổ chức tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo điều kiện và thực hiện:

- Đăng ký kinh doanh theo quy định.

- Công khai thông tin về môn học, thời gian, địa điểm, danh sách giáo viên, học phí.

- Giáo viên dạy thêm phải có đạo đức, năng lực chuyên môn phù hợp.

- Giáo viên đang giảng dạy trong trường phải báo cáo với Hiệu trưởng.

2. Như đã nêu tại mục 1, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc đăng ký kinh doanh dạy thêm có thể thực hiện đăng ký theo một trong các loại hình kinh doanh sau: Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

3. Về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

(Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT)

(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

(3) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

(4) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

4. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Bước 3: Cơ quan đăng ký xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong 03 ngày làm việc hoặc thông báo bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Nếu không nhận được phản hồi trong 03 ngày, người đăng ký có quyền khiếu nại.